Thủy sinh: thú chơi tao nhã, đắt đỏ và đầy mê hoặc

07/10/2024
Thủy sinh: thú chơi tao nhã, đắt đỏ và đầy mê hoặc

Thủy sinh đang là “bộ môn” gây nghiện cho hàng triệu “tín đồ”. Đây cũng là thú chơi tuy không mới nhưng lại đang sốt rần rần mặc cho chi phí đắt đỏ cùng những đòi hỏi khắt khe của sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Cùng Ylang Aquarium tìm hiểu về thủy sinh ngay nhé. 

Khái niệm thủy sinh là gì? Thú chơi thủy sinh bắt nguồn từ đâu?

+ Thủy sinh là gì?

Chơi cây, chơi chim là một bộ môn nghệ thuật và thủy sinh cũng giống như vậy. Thủy sinh được hiểu là một hệ sinh thái thu nhỏ, trong đó là sự sinh sống của hệ động, thực vật sống dưới nước. 

Đây chính là môn nghệ thuật chơi cây mà ở đó những loại cá nhỏ như tép, tôm, cá ,… chỉ tô điểm và trang trí cho bể thủy sinh thêm sinh động. 

Nói nôm na thủy sinh là các loại cây sống, phát triển dưới nước (nước mặn và nước ngọt”. Người chơi thủy sinh phải cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chút cho chiếc bể, hồ thủy sinh để nó trở nên sinh động, đẹp mắt.

+ Thú chơi thủy sinh bắt nguồn từ đâu?

Thú chơi thủy sinh được du nhập từ Nhật Bản. Không cần “đao to, búa lớn” người chơi chỉ cần chút không gian khiêm tốn nhưng lại mô phỏng một không gian thiên nhiên. Nó chính là một góc trang trí cho căn nhà thêm tươi mát, mang thiên nhiên vào mỗi gian phòng để người ngắm nhìn bể thủy sinh cảm thấy thư thái.

Tất tần tật những điều cần biết về thủy sinh 

Để tạo nên một bể thủy sinh cần rất nhiều yếu tố, nắm rõ từng yếu tố bạn mới có thể bắt đầu “khai giảng” cho bộ môn nghệ thuật này được. 

    • Bể thủy sinh:  Còn được gọi là hồ thủy sinh, bể thủy sinh sẽ có kích thước theo nhu cầu của người chơi. Bể thủy sinh sẽ được làm bằng kính thường và kính siêu trong để có thể nhìn thấy rõ từng chuyển động của cây, cá trong bể. 
    • Dinh dưỡng trong bể thủy sinh:. Nó chính là các loại phân thủy sinh cùng cốt thủy sinh làm nơi cung cấp dinh dưỡng và cho cây bám trụ sinh trưởng. 
    • Cây thủy sinh: Vốn là nhân vật chính trong bể thủy sinh, cây được trồng trong hồ nhằm tạo cảnh quan và cũng là nơi trú ẩn cho các loài cá, tôm…Vậy cây thủy sinh sống được bao lâu? Với điều kiện chăm sóc tốt cây có thể sống rất lâu lên tới vài năm. Các loại cây thủy sinh phổ biến: cây cỏ đuôi ngựa, cây thông lá kim, cây vảy ốc Ấn Độ, cây rotala, cây huyết tâm lan, cây hồng liễu, Cu Ba, cây tiêu thảo, trân châu Nhật, cây hẹ thẳng, thủy cúc, luân tảo đỏ, hẹ xoắn, cây bucep, dương xỉ, rêu,…
  • Ánh sáng của bể thủy sinh: Do được trồng trong nhà mà người chơi thủy sinh phải dùng ánh sáng nhân tạo để mô phỏng ánh sáng mặt trời. Tạo điều kiện cho cây quang hợp, hô hấp và phát triển. 
  • CO2 trong hồ thủy sinh: Trong môi trường nước khí CO2 sẽ không đủ cho cây phát triển. Vì vậy cần cung cấp CO2 dạng viên nén, dạng lỏng, dạng khí. Việc này cần sử dụng một số thiết bị, máy móc. 
  • Đá thủy sinh: Với màu sắc đẹp mắt, đá thủy sinh giúp bể hấp dẫn, đẹp mắt. Thêm nữa, đây cũng là nơi trú ẩn cho các loài cá, nơi bám trụ cho các cây thủy sinh. Một số loại đá phổ biến: đá tiger, đá nham thạch, đá Phan Thiết, đá xanh, đá trầm tích, đá tai mèo, đá da voi, đá cuội, đá gỗ hóa thạch,…

Và còn rất nhiều yếu tố như: Máy lọc nước, vật liệu lọc, nhiệt độ trong bể thủy sinh, đá thủy sinh, gỗ lũa thủy sinh, các dụng cụ làm bể, 

Thủy sinh – Thú chơi tao nhã, đắt đỏ trong cuộc sống hiện đại

Bể thủy sinh tạo nên một góc màu sắc, sinh động, tràn trề sức sống. Ngắm nhìn đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội bên những cây, rêu, dương xỉ tựa khu vườn đầy tính nghệ thuật. Giúp người ta quên đi mệt mỏi cùng sự ganh đua, đố kỵ trong cuộc sống. Đủ khiến bất cứ ai khi đã trót chơi thì khó có thể từ bỏ. 

Theo nhiều dân chơi thủy sinh, có nhiều bể lên tới trăm triệu. Thêm một vấn đề lớn đó chính là để tạo ra một bể thủy sinh đẹp mắt người chơi có thể phải mất rất nhiều lần trồng, gây dựng do thiếu kiến thức, chuyên môn. Kèm theo đó là các chi phí cho phụ kiện, nguyên liệu đi kèm cũng không hề rẻ. 

Đó là lý do vì sao người ta coi thủy sinh là thú chơi đắt đỏ, mất rất nhiều công sức. Tuy vậy, nó hoàn toàn xứng đáng bởi giá trị tinh thần của bể thủy sinh sẽ không thể đo đếm. Nó tạo cho người chơi cảm giác thư thái. 

Thủy sinh và những lợi ích đem lại cho người chơi

  • Trang trí cho không gian sống thêm sinh động, tạo cảm giác mới mẻ, yên bình, thư thái hơn. 
  • Ngắm nhìn hay chăm sóc bể thủy sinh giúp người ta quên đi lo âu, mệt nhọc, bộn bề của cuộc sống. Giúp giảm căn thẳng, thư giãn. 
  • Bể cá thủy sinh giúp không khí ẩm đặc biệt là ở các phòng điều hòa. 
  • Khi lựa chọn các loại màu sắc, cây theo chuẩn phong thủy sẽ đem lại những may mắn, “gặp hung hóa cát” cho gia chủ. 

Những câu hỏi thường gặp về thủy sinh

+ Chế phẩm sinh học Thủy Sinh là gì?

Đây là những hóa chất dùng để: Dưỡng cây, dưỡng trái, dưỡng rễ, dưỡng hoa,… Nhăm giúp cây phát triển tốt trong điều kiện dưới nước, thiếu ánh sáng, thiếu khí CO2,…

+ Nuôi cá thủy sinh cần những gì?

Để nuôi cá trong bể thủy sinh, người chơi cần chọn loại cá phù hợp, mua tại các đơn vị chuyên thủy sinh bởi cá bán rong có chất lượng rất kém. Thêm nữa, cần cho ăn phù hợp, tránh cho ăn quá nhiều. Cá phải có ánh sáng, oxi đủ để sinh trường. Thường xuyên vệ sinh nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tảo làm đục nước. 

+ Vị trí đặt hồ thủy sinh mang lại khí tài vận cho gia chủ

Theo các chuyên gia phong thủy, bể cá thủy sinh nên đặt ở phòng khách theo hướng Đông Nam hoặc phí Bắc. Lý giải cho điều này các nhà nghiên cứu phong thủy chỉ ra rằng đó là hướng hỗ trợ tài vận, đem lại sự thông thoáng cho gian phòng. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe, trí lực. 

Thú chơi thủy sinh không chỉ tao nhã, hấp dẫn, nó chính là cách bạn tập cho mình thói quen tĩnh lặng, tỉ mỉ, rèn rũa sự kiên nhẫn, cẩn thận. Vậy thì chắc chắn đây không chỉ là chọn lựa theo xu hướng mà còn là cách sống, cách bạn thể hiện mình với thế giới. 

*Nguồn: sưu tầm

 

Viết bình luận của bạn: