-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tầm quan trọng của vi sinh trong hồ thủy sinh
07/10/2024
Nếu bạn là một người chơi thủy sinh thì chắc chắn đã từng nghe đến vi sinh trong hồ thủy sinh. Vậy nó có tác dụng gì trong bể mà được nhiều người chơi thủy sinh lâu năm chú ý đến thế? Hãy cùng Thủy Sinh Ylang Aquarium tìm hiểu về vi sinh trong bể thủy sinh gồm những loại gì và cách thức hoạt động của chúng ra sao nhé.
1. Vi sinh là gì? Các loại vi sinh nào có lợi cho hồ thủy sinh?
Có một vài câu hỏi mà dường như bất cứ người chơi thủy sinh nào cũng đã từng một lần thắc mắc, đó là: Làm thế nào để nước hồ thủy sinh trong vắt và không có mùi? Làm thế nào để cây thủy sinh lên căng lá?… Và thật bất ngờ khi câu trả lời đều là: “Châm thêm vi sinh vào hồ để nước trong, hết mùi, để cây lên căng”.
Vậy vi sinh là gì mà thần kì đến thế? Vi sinh là tập hợp tất cả những sinh vật đơn bào, đa bào nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao gồm các loại vi khuẩn, nấm, tảo,…Vi sinh có mặt ở khắp mọi nơi, chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng (trong đó có chất hữu cơ) ở xung quanh môi trường sống và thải ra các đơn chất.
Một trong những loại vi sinh phổ biến trong bể thủy sinh hiện nay là Vi khuẩn nitrat hóa: Động vật trong bể hoặc những chất dinh dưỡng thừa từ thức ăn hoặc trong phân nền cây cối được các sinh vật thủy sinh trong môi trường nước hấp thụ tạo ra NH3 dạng khí bốc mùi và NH4 dạng ion trôi trong nước dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước và đồng thời tăng sự phát sinh của rêu hại trong bể. NH3 giải phóng và phân hủy thành NO2 nitrit, NO2 tuy không bốc mùi nhưng cây không hấp thụ được, vô tình làm cho bể vẫn bị ô nhiễm, dẫn đến hiện tượng nước ngà ngà không trong và xuất hiện rêu hại. Lúc này nếu bạn bổ sung lượng vi sinh nitrat hóa vào bể thì NO2 do vi sinh sẽ phân hủy thành NO3 lúc này NO3 được cây hấp thụ hay là lượng đạm tự nhiên cho cây sinh trưởng và phát triển. Như vậy, nhờ có vi sinh này mà bể vừa hạn chế rêu hại, nước trong hơn mà cây nhờ đó mà sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Ngoài vi khuẩn Nitrat hóa, hiện nay các nhà sản xuất chế phẩm vi sinh cho thủy sinh đã phát triển thêm các chủng vi sinh khác để chăm sóc cho hồ thủy sinh của bạn như:
- Vi sinh xenlulo hóa: Phân giải các chất mùn hữu cơ thành lượng Carbon để cây hấp thụ dễ hơn.
- Vi sinh ion hóa Kali, Phốt pho, Mangan,…: Để cây sinh trưởng và phát triển ổn định thì cần các chất vi lượng để kích thích quá trình sinh trưởng xảy ra nhanh hơn và ổn định hơn, do đó các vi khuẩn này giúp tăng cường khả năng hấp thụ cho cây.
Ngoài ra còn có rất nhiều chủng vi sinh khác mà Ylang Aquarium không thể liệt kê hết cho các bạn.
2. Cách phát triển hệ vi sinh trong hồ thủy sinh
Vi sinh vật tồn tại trong toàn bộ môi trường hồ thủy sinh như đất nền, máy lọc… Chúng trú ngụ chủ yếu trong các giá thể, cụ thể ở trong hồ thủy sinh thì giá thể cho vi sinh chính là vật liệu lọc. Vật liệu lọc chất lượng càng cao thì càng nhiều lỗ nang cho vi sinh trú ngụ.
Để hệ vi sinh trong hồ thủy sinh phát triển ổn định, giúp cây thủy sinh và các động vật thủy sinh phát triển mạnh, chúng ta có thể thực hiện theo các cách sau đây:
- Cách thứ nhất: Chờ! Vi sinh vật trong môi trường tự nhiên rất phong phú, nếu không có điều kiện để tiếp cận và mua các chế phẩm vi sinh thì các bạn nên chờ một thời gian tầm khoảng 1 – 3 tháng để bể thủy sinh bắt đầu ổn định và lượng vi sinh tự nhiên sẽ giúp cho bể của bạn được hoàn hảo.
- Cách thứ hai: Sử dụng nguồn nước từ những hồ thủy sinh đã ổn định để thêm vào hồ mới.
- Cách thứ ba: Châm các chế phẩm vi sinh lúc setup bể. Đây có lẽ là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất. Các chế phẩm vi sinh sử dụng cho hồ thủy sinh hiện nay phổ biến là các sản phẩm: Vi khuẩn cộng sinh EM-1, Vi khuẩn cộng sinh EM-Pro, Vi khuẩn quang hợp Jlab,…
Trên đây là những kiến thức cơ bản về vi sinh trong hồ thủy sinh mà Ylang Aquarium đã tìm hiểu và chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn sẽ có những chiếc bể thủy sinh ưng ý nhất!
*Nguồn: sưu tầm